Gia vị là một phần không thể thiếu để làm nên hương vị món ăn, kích thích vị giác làm bữa ăn trở nên đậm vị. Nhưng chỉ an toàn cho sức khoẻ khi sử dụng đúng liều lượng, nếu bạn có thói quen sử dụng nhiều loại gia vị như đường, bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm,... sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ chúng ta.
Trong đó, muối, đường và bột ngọt là các loại gia vị được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu và sử dụng hai loại gia vị này đúng cách nhé.
1. Muối
Muối được biết đến là thành phần cấu tạo từ Natri và Clorua, được sử dụng phổ biến với tính năng làm tăng vị mặn cho món ăn, không những vậy còn là loại gia vị đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Hằng ngày, lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như nước mắt, tiết mồ hôi... Đồng thời, chúng ta bổ sung thêm muối đã mất đi cho cơ thể bằng con đường thực phẩm. Tuy nhiên, khi bù đắp lại sự thiếu hụt này thì nhiều người thường hay có thói quen sử dụng nhiều liều lượng để tạo hương vị đậm đà cho món ăn.
Việc ăn mặn thường xuyên rất dễ mắc các bệnh như đột quỵ, gây bệnh tim, tăng huyết áp.... Người Việt chỉ nên dùng 5g muối/ ngày khuyến nghị Tổ chức Y tế thế giới. Chúng ta có thể giảm lượng muối nêm nếm trong món ăn bằng các loại thảo mộc và gia vị khác để tăng thêm hương vị. Bên cạnh đó, có thể hạn chế cho muối vào thực phẩm khi sơ chế, tẩm ướp và nấu.
2. Đường
Đường là gia vị quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình, mang lại vị ngọt giúp món ăn hài hoà hương vị hơn. Ngoài ra, đường còn cung cấp năng lượng, 1g đường cung cấp 4Kcal. Tuy hữu ích là thế, nhưng nếu sử dụng đường sai cách, sai liều lượng sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong đó phải nhắc tới một số bệnh thường gặp do ăn quá nhiều đường như bệnh tim mạch, tiểu đường, gan, suy giảm hệ miễn dịch.
Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới, lượng đường tiêu thụ trong 1 ngày không quá 10% năng lượng ăn vào, có nghĩa tương đương dưới 25-50g đường mỗi ngày với người lớn và dưới 12-25g đường mỗi ngày với trẻ em. Khi nấu nướng các món ăn, chúng ta có thể dùng các loại đường thốt nốt, đường dừa hữu cơ, mật ong, đường ăn kiêng hay hoa quả để tạo vị ngọt. Không chỉ trong chế biến thực phẩm mà còn trong pha chế các loại đồ uống, nước trái cây, trà uống sẵn. Ngoài các loại đường ra, chúng ta cần lưu ý các sản phẩm có chứa đường khác như các loại bánh kẹo, đồ uống có đường… cũng nên hạn chế sử dụng.
3. Bột ngọt
Trong không gian bếp, gia vị bột ngọt lúc nào cũng có mặt được sử dụng nêm nếm thường xuyên, giúp gia tăng vị ngọt cho món ăn. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng không vượt quá 6g/ ngày, điều này sẽ an toàn đối với cơ thể. Việc sử dụng nhiều gia vị này sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, đôi khi có nhiều người nhạy cảm hoặc sử dụng liều lượng nhiều đột ngột sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt, nặng đầu.
Muối, đường và bột ngọt là gia vị lâu đời, phổ biến trong chế biến thực phẩm, giúp là tăng hương vị món ăn. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại gia vị này trong bữa ăn hàng ngày để tránh các loại bệnh cũng như giúp sức khoẻ cho mình tốt hơn. Đồng thời, chúng ta sẽ cảm nhận được mùi vị thuần khiết của từng nguyên liệu rau củ trong món ăn.
_______________
𝗦𝗛𝗔𝗞𝗧𝗜 𝗩𝗘𝗚𝗘𝗧𝗔𝗥𝗜𝗔𝗡 𝗕𝗜𝗦𝗧𝗥𝗢 & 𝗖𝗔𝗙𝗘 - 𝗘𝗩𝗘𝗥𝗬𝗢𝗡𝗘 𝗜𝗦 𝗛𝗔𝗣𝗣𝗬
Địa chỉ: 31 Huỳnh Thúc Kháng, P. Phước Tiến, TP. Nha Trang
Hotline: 098 898 7749
Facebook: https://www.facebook.com/Shaktibistro
Zalo: https://bit.ly/3S9IDep
Youtube: youtube.com/@shaktibistro
#shaktibistro #shakticafe #nhahangchay #nhahangchayshakti #nhàhàngchayShakti #diadiemanuongnhatrang #địađiểmănuốngnhatrang #amthucchay #ẩmthựcchay
Viết bình luận